Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

Có phải ăn nhiều tinh bột làm tăng cân?

12/07/2018

0

Hiện nay, thừa cân và béo phì đang trở thành một vấn nạn không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ý thức được điều đó, nhiều người đã tìm đến nhiều phương pháp giảm cân khác nhau, trong đó có phương pháp giảm tinh bột, nhằm giảm hoặc duy trì cân nặng. Phương pháp này bắt nguồn từ trào lưu ăn low-carb, rất phổ biến trên mạng xã hội những năm gần đây. Low-carb có nghĩa là low carbohydrate (chế độ ăn giảm nhóm bột đường), tuy nhiên các tài liệu ở Việt Nam lại dịch là chế độ ăn ít “tinh bột”, gây hiểu nhầm rằng “tinh bột” làm tăng cân và cần phải hạn chế.

Thức ăn nhiều tinh bột làm tăng cân?thuc an nhieu tinh bot lam tang can?

Thực sự, chúng ta cần hiểu rằng carbohydrate hay nhóm bột đường bao gồm:

- Dạng đơn giản (có vị ngọt) như: đường mía, siro, đường mạch nha.
- Dạng phức hợp (do nhiều đường đơn liên kết lại): tinh bột như cơm, khoai, bắp, bánh mì.

Không phải tất cả thực phẩm trong nhóm bột đường cần phải được hạn chế. Cái có hại và cần hạn chế tối đa là các thực phẩm thuộc dạng đơn giản của nhóm bột đường (đường mía, siro, đường mạch nha) vì các chất này sẽ hấp thu rất nhanh vào cơ thể, kích thích quá trình tích lũy mỡ trong cơ thể, ngoài ra còn làm cho cơ thể mau cảm thấy đói và điều này càng kích thích việc tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm để giảm đói. Đó là lý do những người thích ăn ngọt thường mũm mĩm, rất dễ bị béo bụng và khó giảm cân.

Về tinh bột (dạng phức hợp), chúng ta cần ăn đủ lượng theo nhu cầu vì đây là nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Ngoài ra, tinh bột còn chứa nhiều các vitamin nhóm B và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

an du thua bat cu thuc pham nao deu dan toi nguy co tang canĂn dư thừa bất cứ thực phẩm nào đều dẫn tới nguy cơ tăng cân

Tóm lại, tăng cân là kết quả của việc nạp năng lượng nhiều hơn nhu cầu của cơ thể. Do đó việc ăn dư thừa bất cứ thực phẩm nào, bao gồm thịt/cá/trứng, dầu mỡ, tinh bột, ngay cả rau và trái cây, đều dẫn tới nguy cơ tăng cân. Vì vậy, để giảm hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh, chúng ta cần:

- Hạn chế tối đa các món ăn có bổ sung thêm đường như chè, mứt, nước ngọt…
- Giảm lượng đường nêm nếm trong bữa ăn hàng ngày.
- Đọc nhãn thực phẩm và chú ý các thực phẩm có bổ sung đường như các loại sốt chấm – sốt cà chua, tương ớt, sốt ướp thịt
- Nên ăn các loại tinh bột/hạt còn nguyên cám thay vì loại đã xay xát kỹ như gạo lức, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bắp.
- Ăn đủ lượng rau và trái cây trong mỗi bữa ăn nhằm đảm bảo đủ chất xơ, giúp no lâu và kiểm soát cơn đói một cách hiệu quả.
- Chỉ ăn các loại thịt nạc, không ăn lòng, phèo, nội tạng, da, mỡ động vật.
- Hạn chế tối đa thực phẩm chiên. Nếu chiên xào thực phẩm thì nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu…, không dùng mỡ động vật (ngay cả mỡ cá).

 

ThS. Trần Thị Ngọc Châu
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quốc tế Mỹ

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 25/04/2024

    THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 NĂM 2024​

  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

  • 15/04/2024

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2024

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Văn Phi

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). 

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Nhật Linh

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành Y với vai trò bác sĩ Sản Phụ khoa ở nhiều bệnh viện lớn trong nước với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, nội soi phụ khoa và đồng thời tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh là một trong những bác sĩ trẻ nhiệt huyết, tích cực đồng hành cùng các sản phụ trong hành trình chào đón thiên thần nhỏ chào đời tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm