Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

TẠI SAO TRẺ SƠ SINH HAY DỤI MẮT?

22/06/2020

0
Trẻ sơ sinh dụi mắt thường là dấu hiệu trẻ đang mệt mỏi và buồn ngủ. Tuy nhiên, việc bé hay dụi mắt trong thời gian dài sẽ tạo nên một thói quen không tốt cho mắt bé, và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giác mạc của trẻ. 
 
Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng bé hay dụi mắt nhé!
 
Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt là gì?
 
Buồn ngủ
 
Nếu bé dụi mắt và ngáp, dấu hiệu này cho thấy bé đang buồn ngủ và cảm thấy mệt mỏi. Khi bé mệt, mắt của bé cũng sẽ mỏi và sẽ không thể hoạt động linh hoạt nữa. Dụi mắt là cách giúp massage vùng cơ xung quanh, làm giảm mỏi mắt. Điều này sẽ làm giảm bớt căng thẳng ở các vùng cơ quanh mắt và trong mí mắt.
 
Mắt khô
 
Trẻ nhỏ sẽ dụi mắt khi mắt bé bị khô. Thông thường, mắt được bảo vệ bởi lớp màng nước mắt, lớp màng nước này thường bốc hơi khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Điều này khiến mắt bé bị khô, gây khó chịu và theo bản năng, bé sẽ dụi mắt để xoa dịu, hành động này sẽ kích thích nước mắt, giúp khôi phục độ ẩm.
 
Tò mò
 
Mẹ sẽ thấy khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động, thì sự tò mò của bé cũng tăng theo. Bé sẽ thử chạm vào từng phần của cơ thể để tìm hiểu xem cơ thể sẽ phản ứng như thế nào.
 
Bé ngạc nhiên hoặc thích thú
 
Khi bạn thấy bé không có dấu hiệu mệt mỏi nhưng vẫn dụi mắt thì có thể là khi làm vậy, bé sẽ nhìn thấy những kích thích vị giác đáng kinh ngạc. Trẻ nhỏ đôi khi yêu thích cảm giác nhắm mắt, cọ xát và lặp lại để xem những hình ảnh thị giác đó. Mẹ cũng có khả năng cảm nhận tương tự nếu nhắm hoặc dụi mắt. Đây có thể là lý do khiến bé thích dụi mắt.
 
Có dị vật trong mắt bé
 
Bé có thể dụi mắt khi có vật gì đó kích thích trong mắt, chẳng hạn như hạt bụi nhỏ. Những vật thể lạ này vướng trong mắt sẽ kích thích khiến bé phải dụi mắt liên tục. Trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại vì chúng có thể khiến bé tự làm trầy xước niêm mạc mắt.
 
Nếu Mẹ nhìn thấy bé vừa dụi mắt vừa khóc và mắt trở nên đỏ, nhiều khả năng là bụi đã rơi vào mắt bé. Mẹ hãy nhúng miếng bông gòn vào nước lạnh và chùi từ từ để làm sạch mắt. Nếu bé vẫn thấy khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ.
 
Làm thế nào để ngăn không cho bé dụi mắt?
 
Để giảm thiểu tổn thương và trầy xước, bạn cần phải ngăn không cho bé dụi mắt.
 
Nếu bé sơ sinh có thói quen dụi mắt, mẹ có thể cho bé mặc áo tay dài hoặc bao tay bé lại vì điều này sẽ ngăn không cho bé dụi mắt hoặc gãi mặt.
 
Nếu mẹ thấy bé định dụi mắt, hãy giữ tay bé lại hoặc phân tán sự chú ý bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi, hoặc hát cho bé nghe.
 
Điều quan trọng là bạn đừng hoảng sợ hoặc lo lắng khi bé yêu dụi mắt. Nếu bạn nghi ngờ bất kỳ vấn đề gì, hãy đưa bé đến bác sĩ nhé!
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 27/03/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 07.04.2024 - THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ

  • 18/03/2024

    VÌ SAO MẸ NÊN THỰC HIỆN SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM?

  • 15/03/2024

    ĐAU NỬA ĐẦU MIGRAINE | NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với gần 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Lê Thi Thanh Liêm

    Khoa Nhi

    Là một nữ Bác sĩ của khoa Nhi với lòng yêu nghề và yêu trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Thanh Liêm đã có gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu Nhi sơ sinh. Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Thanh Liêm không ngừng học hỏi, trao dồi chuyên môn, tham gia nhiều chương trình quốc tế về đào tạo chuyên khoa và đào tạo sau đại học hợp tác với các tổ chức quốc tế Hoa Kỳ, Úc… Hiện nay Bác sĩ Lê Thị Thanh Liêm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm