Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

⚠️ CẢNH BÁO! KIẾN BA KHOANG – CÁCH PHÒNG NGỪA & XỬ LÝ KHI TIẾP XÚC

22/07/2020

0
Những ngày qua, kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều tại các khu dân cư ở TP.HCM, nhiều trường hợp bị bỏng rộp, viêm da vì tiếp xúc dịch tiết của chúng. Kiến ba khoang thường phát triển vào đầu mùa mưa, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa, khi thời tiết có độ ẩm cao. Vì vậy, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) chuẩn bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc do kiến ba khoang gây ra nhé.
 
️⁉ Có thể bạn chưa biết!
 
Kiến ba khoang không đốt hay cắn nhưng dịch cơ thể của kiến ba khoang lại chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, bỏng da, viêm da ngay tại vùng tiếp xúc. Biểu hiện thường gặp nếu tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang như ngứa rát, đỏ da thành mảng hoặc thành dải, mụn nước hoặc mụn mủ, viêm da tiến triển thành loét có thể kéo dài đến 2 - 3 tuần.
 
♻️ Cảnh giác và xử lý khi tiếp xúc với kiến ba khoang
 
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng da hở, từ mức độ nhẹ đến nặng tùy theo lượng độc tố xâm nhập qua da. TUYỆT ĐỐI KHÔNG sờ hoặc nặn vì rất dễ làm vết thương lan rộng và nhiễm trùng. 
 
  • Đối với trường hợp kiến ba khoang đang bò trên người, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi, hoặc đặt một tờ giấy vào để kiến ba khoang bò lên. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc.
  • Trong trường hợp lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, phải nhanh chóng rửa tay và vùng da tiếp xúc dưới vòi nước sạch trong 5-10 phút. Nếu tổn thương da nặng hoặc lan rộng, cần đến khám tại cơ sở y tế. Không tự ý bôi, đắp các loại thuốc dân gian để tránh làm nhiễm trùng vết thương.

⚠️ Đối tượng đặc biệt cần lưu ý: Gia đình có trẻ nhỏ!
 
Do không nhận thức và phân biệt được kiến ba khoang, nếu vô tình tiếp xúc, trẻ em là đối tượng bệnh dễ tiến triển nhanh nhất do thói quen dùng tay gãi mạnh khiến vết thương càng nặng và lây lan không kiểm soát. Hơn nữa, làn da của bé vốn yếu ớt và nhạy cảm. Vì vậy, khi da trẻ tiếp xúc với chất độc cực mạnh (gấp 12 -15 lần nọc rắn hổ) của kiến ba khoang, tình trạng vết thương sẽ càng nguy hiểm.
 
️🍀 Biện pháp tránh tiếp xúc kiến ba khoang
 
  • Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM (Bộ Y tế), đèn ánh sáng vàng được khuyên dùng thay thế đèn thông thường vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng trắng.
  • Cần ngủ trong màn, sử dụng lưới cho các cửa sổ và cửa ra vào. Đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.
  • Đối với người làm vườn cần mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
------------------- ​
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH): ​
☎️ Hotline: (028) 3910 9999 ​
🌏 Website: www.aih.com.vn ​
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

  • 15/04/2024

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2024

  • 12/04/2024

    ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH CƯỜNG GIÁP!

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Thị Diệu Vy

    Khoa Hồi sức Cấp cứu

    Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức tích cực, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Diệu Vy đã gặt hái những thành tựu như Bác sỹ Trẻ Giỏi Bệnh viện Trưng Vương và Bác sỹ tích cực tham gia chống dịch vì cộng đồng do Ủy ban Nhân dân TPHCM trao tặng. Bác sĩ Diệu Vy đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Quận 4, Bệnh viện Trưng Vương. Hiện tại, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Diệu Vy đang giữ vị trí Bác sĩ Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Dương Xuân Nguyện

    Khoa Hồi sức Cấp cứu

    Với 15 năm kinh nghiệm thực tiễn về cấp cứu y tế tại các bệnh viện lớn và bệnh viện quốc tế, Thạc sĩ Bác sĩ Dương Xuân Nguyện hiện đang giữ vai trò Bác sĩ Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm
  • Trần Quốc Tuấn

    Khoa Hồi sức Cấp cứu

    Với bề dày gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, được đào tạo y khoa từ Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bác sĩ CKI Trần Quốc Tuấn hiện đang giữ vị trí Bác sĩ Khoa Cấp cứu & Hồi sức, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Bác sĩ đã từng có thời gian giữ chức Trưởng Đơn nguyên Hồi sức, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc và đạt được nhiều chứng chỉ của các bệnh viện, hiệp hội tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Nguyễn Nguyên Trân

    Khoa Hồi sức Cấp cứu

    Với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Cấp cứu và Hồi sức, được đào tạo y khoa từ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ CKI Nguyễn Nguyên Trân hiện đang giữ vị trí bác sĩ Cấp cứu & Hồi sức, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). Bác sĩ Nguyễn Nguyên Trân đã từng có thời gian giữ chức Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức TP.HCM và đạt được nhiều chứng chỉ của các bệnh viện, hiệp hội trên thế giới. 

    Tìm hiểu thêm