Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

THOÁI HOÁ KHỚP HÁNG: TRỊ KHÓ NẾU PHÁT HIỆN TRỄ!

09/12/2021

0
Với những thay đổi trong lối sống đi kèm với sự tăng cao của tuổi tác, bệnh thoái hoá khớp ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Trong đó, thoái hoá khớp háng tuy không thường gặp như thoái hoá khớp gối, nhưng nó cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong việc gây đau, biến đổi cấu trúc khớp và có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị tích cực. 
  
Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh thoái hoá khớp háng là gì, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu bạn nhé! 
  
► Tổng quan về bệnh thoái hoá khớp 
  
Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn đệm của xương bị phá vỡ, các bề mặt xương bị lộ ra ngoài và cọ xát với nhau. Sự ma sát, kích thích này có thể khiến vùng khớp bị viêm và đau, dẫn đến mất khả năng vận động của khớp. Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa sụn này có thể bao gồm: Sự phát triển của các gai xương xung quanh khớp bị ảnh hưởng hoặc các dây chằng và cơ xung quanh khớp trở nên yếu và cứng hơn. 
  
► Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến khớp háng như thế nào? 
  
Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng đôi khi đi lại khó khăn. Lúc đầu có thể khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể là nhói, buốt hoặc có thể đau âm ỉ và hông thường bị cứng. 
  
► Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa khớp háng? 
  
Nguyên nhân nguyên phát: Chấn thương khớp do tuổi tác ngày càng cao và thừa cân. Nguyên nhân thứ phát: 
  
  • Các khớp có thể đã có cấu tạo bất thường từ khi sinh ra. 
  • Có các khuyết tật di truyền trong sụn. 
  • Chấn thương khớp háng do vận động, tập luyện hoặc thông qua các hoạt động liên quan đến hông. 
  • Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống,… 

Thoái hoá khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,… 
  
► Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng là gì? 
  
  • Cứng khớp xảy ra khi bạn rời khỏi giường. 
  • Cứng khớp sau khi bạn ngồi lâu. 
  • Có cơn đau hoặc sưng ở khớp hông. 
  • Nghe thấy âm thanh hoặc cảm giác "lạo xạo" của xương cọ vào nhau. 
  • Không thể cử động hông để thực hiện các hoạt động thường ngày. 
 
► Làm thế nào để chẩn đoán thoái hóa khớp háng? 
  
  • Chụp X-quang. 
  • Chụp CT scanner hoặc MRI (tuỳ trường hợp). 
  
► Thoái hóa khớp háng được điều trị như thế nào? 
  
Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp háng là cải thiện khả năng vận động của hông và kiểm soát cơn đau, bao gồm: 
  
  • Nghỉ ngơi và chăm sóc khớp. 
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ khi di chuyển (như nạng, gậy,…) để giảm trọng lượng khỏi phần hông bị ảnh hưởng. 
  • Giữ cân nặng cơ thể hợp lý. 
  • Tập vật lý trị liệu. 
  • Sử dụng thuốc, bao gồm acetaminophen (Tylenol), thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil) hoặc thuốc giảm đau theo toa. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ xương để hạn chế hình thành gai xương hoặc biến dạng khớp. 
  • Thay một phần khớp háng được tiến hành khi khớp háng chỉ hư một phần và sụn đã bị bào mòn. 
  • Thay toàn bộ khớp háng được tiến hành để thay khớp háng nhân tạo, có chức năng tương tự như khớp háng tự nhiên. Thường chỉ định trong trường hợp bệnh rất nặng, có triệu chứng đau nhiều và thường là trên 60 tuổi. 
  
► Để ngăn ngừa thoái hóa khớp háng, bạn nên: 
  
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. 
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp. Có thể giúp ngăn ngừa sự hao mòn và rách sụn trong khớp. 
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. 
  
Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, bạn nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả. 

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

  • 15/04/2024

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2024

  • 12/04/2024

    ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH CƯỜNG GIÁP!

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Văn Phi

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). 

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Nhật Linh

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành Y với vai trò bác sĩ Sản Phụ khoa ở nhiều bệnh viện lớn trong nước với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, nội soi phụ khoa và đồng thời tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh là một trong những bác sĩ trẻ nhiệt huyết, tích cực đồng hành cùng các sản phụ trong hành trình chào đón thiên thần nhỏ chào đời tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm