Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

VÌ SAO MẸ NÊN THỰC HIỆN SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM?

18/03/2024

0
► Tiền sản giật nguy hiểm đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Tiền sản giật (TSG) là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén xảy ra từ sau tuần 20 của thai kỳ đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng HA và protein niệu hoặc các dấu hiệu như: giảm tiểu cầu, suy gan, suy thận, phù phổi, triệu chứng ở não hoặc mắt liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của TSG. TSG nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sản giật.

Sản giật (SG): là sự xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của TSG sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. SG được xem là một biến chứng biểu hiện tình trạng nặng của TSG, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản.

Cùng với các rối loạn tăng huyết áp khác của thai kỳ, tiền sản giật, sản giật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suất và tử suất cho mẹ và thai nhi.

► Tiền sản giật gây hậu quả ngắn hạn và dài hạn cho mẹ & thai nhi:

Đối với mẹ:
 
  • Biến chứng nghiêm trọng bao gồm sản giật, hội chứng HELLP và phù phổi.
  • Nguy cơ bị bệnh tim mạch và bệnh thận sau sinh.
  • Thai phụ có tiền căn tiền sản giật sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi từ bệnh mạch vành hoặc bệnh tim mạch so với thai phụ bình thường.

Đối với thai nhi:
 
  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Trẻ sinh nhẹ cân
  • Hội chứng suy hô hấp
  • Các biến chứng liên quan đến sinh non (bại não, rối loạn thị giác hoặc mù lòa)
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành.

► Nguyên nhân gây tiền sản giật cho đến nay vẫn chưa được biết rõ, có giả thiết cho rằng do rối loạn sự phân bố các mạch máu tại bánh nhau làm thay đổi tình trạng tuần hoàn của mẹ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cao và nguy cơ trung bình đã được xác định bởi các nhóm đối tượng sau:

Nhóm đối tượng nguy cơ cao ACOG 2018:
 
  • Đã từng tiền sản giật ở những lần mang thai trước,
  • Bệnh thận
  • Tăng huyết áp mãn tính
  • Mẹ bị đái tháo đường,
  • Bệnh tự miễn

Nhóm đối tượng nguy cơ trung bình ACOG 2018:
 
  • Mẹ mang thai lần đầu ≥35 tuổi
  • Béo phì (BMI trước mang thai >30 kg/ m2)
  • Tiền sử gia đình bị tiền sản giật
  • Tiền sử sinh con nhẹ cân, thai nhỏ, khoảng cách mang thai > 10 năm

Trước đây TSG chưa có biện pháp sàng lọc chuẩn nên không có biện pháp can thiệp dự phòng, khi xuất hiện TSG sau khi điều trị một vài ngày ổn định tình trạng mẹ thì phải chấm dứt thai kỳ vì nếu TSG nặng nếu để kéo dài có thể gây nguy hiểm đến mẹ. Hiện nay đã có phương pháp sàng lọc chuẩn, khi sàng lọc nếu nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị dự phòng nhằm hạn chế xuất hiện TSG và nếu có TSG cũng xuất hiện muộn hơn vào giai đoạn thai nhi có thể nuôi dưỡng bên ngoài tử cung.

Để phòng ngừa nguy cơ xảy ra sản giật ở thai phụ, bác sĩ khoa Sản tại AIH khuyến cáo thai phụ thực hiện tầm soát sàng lọc tiền sản giật sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhằm giúp theo dõi, quản lý chặt chẽ các thai phụ tiền sản giật và hạn chế những biến chứng cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nguy cơ tiền sản giật được xác định dựa trên tiền sử y khoa và sản khoa, Doppler động mạch tử cung, huyết áp động mạch trung bình (MAP) và chỉ số xét nghiệm sinh hóa PLGF. Tất cả các dấu hiệu sinh học và sinh hóa đều được điều chỉnh cần thiết theo một số đặc điểm của mẹ bao gồm nguồn gốc chủng tộc, cân nặng, chiều cao, phương pháp thụ tinh và số lần sinh. Nguy cơ ước tính được tính toán bởi phần mềm FMF (phiên bản 2.81) và dựa trên kết quả nghiên cứu rộng lớn do Quỹ Y khoa Thai nhi điều phối.

► Cở sở khoa học ứng dụng trong sàng lọc Tiền sản giật được áp dụng tại AIH:
 
  • Sử dụng các dấu ấn sinh học và hóa sinh: Doppler động mạch tử cung,  huyết áp động mạch trung bình (MAP) và chỉ số xét nghiệm sinh hóa PLGF
  • Phần mềm FMF 2.81: Được phát triển bởi Hiệp Hội Thai Nhi, công cụ này tính toán nguy cơ tiền sản giật dựa trên nguy cơ cơ bản, các yếu tố nguy cơ sinh hóa và siêu âm, như độ mờ da gáy thai nhi và PLGF.
  • Nghiên cứu ASPRE: Chứng minh rằng việc sàng lọc kết hợp với việc sử dụng Aspirin giảm đáng kể nguy cơ phát triển tiền sản giật sớm, minh chứng cho giá trị của việc sàng lọc và can thiệp sớm.  
 
Chương trình thai sản trọn gói tại AIH: Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé, không còn lo lắng tiền sản giật. 

Đồng hành cùng sức khỏe của mẹ và bé suốt thai kỳ, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) mang đến chương trình thai sản trọn gói, với đầy đủ những xét nghiệm chuyên sâu, giúp mẹ tầm soát sớm tiền sản giật đầu thai kỳ, đồng hành bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và thai nhi từ mang thai đến khi vượt cạn an toàn.

Liên hệ Tổng đài tư vấn Thai sản: 1900 3493 hoặc inbox Fanpage http://m.me/aih.com.vn để được tư vấn chi tiết về các chương trình thai sản phù hợp.

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 26/04/2024

    THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 NĂM 2024​

  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

  • 22/04/2024

    HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM: CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Vũ Văn Phi

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). 

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Nhật Linh

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành Y với vai trò bác sĩ Sản Phụ khoa ở nhiều bệnh viện lớn trong nước với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, nội soi phụ khoa và đồng thời tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh là một trong những bác sĩ trẻ nhiệt huyết, tích cực đồng hành cùng các sản phụ trong hành trình chào đón thiên thần nhỏ chào đời tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm
  • Hồ Nguyên Tiến

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ Bác sĩ CKI Hồ Nguyên Tiến là cựu bác sĩ nội trú Bệnh viện Antoine Beclere – APHP- Paris – Pháp năm 2008, tốt nghiệp bác sĩ nội trú Sản Phụ khoa năm 2006. Là chuyên gia phẫu thuật nội soi phụ khoa - niệu phụ khoa, thai kỳ nguy cơ cao và chẩn đoán tiền sản được đào tạo tại Việt Nam, Pháp và Singapore, với hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị chuyên ngành Sản phụ khoa - Niệu phụ khoa. Thạc sĩ Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến đã và đang không ngừng nỗ lực, thường xuyên tham gia các khóa học và hội thảo khoa học để việc cải thiện chất chăm sóc, điều trị và phẫu thuật. Với bề dày kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi và được đào tạo Pháp và Sigapore cũng như tại Việt Nam, Thạc Sĩ Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến là người thực hiện các ca phẫu thuật nội soi phức tạp của Bệnh viện hiện nay, trong lĩnh vực sản khoa - chẩn đoán tiền sản là người kết nối và phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các khoa và các bệnh viện để đưa ra chẩn đoán chính xác cho từng trường hợp.

    Tìm hiểu thêm
  • Nguyễn Thị Ngọc Lan

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Ngọc Lan có bề dày hơn 35 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý chuyên sâu về Sản Phụ Khoa đặc biệt là chăm sóc thai kỳ nguy cơ cao tại các bệnh viện lớn tại TP. HCM. Với phương châm: "Trao niềm tin - Đón bình an", bác sĩ Ngọc Lan luôn tận tâm với nghề, đặt sức khỏe và bình an của bệnh nhân lên trên hết. Bằng sự vui vẻ, nhẹ nhàng, tâm lý, bác sĩ mang lại cảm giác thoải mái, gần gũi và an tâm cho khách hàng và gia đình. Với nỗ lực trau dồi không ngừng, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Ngọc Lan nhận nhiều chứng chỉ đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa tại Pháp. Động lực lớn nhất giúp bác sĩ Ngọc Lan luôn giữ được đam mê với nghề và cống hiến hết mình đến nay chính là sự tin yêu của các gia đình trong vai trò “ Bà đỡ mát tay, may đẹp”.

    Tìm hiểu thêm