Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

NÓNG: DỊCH BẠCH HẦU - 10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU

20/07/2020

0
Bạch hầu được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới trước khi có vaccine phòng ngừa. Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
 
️❎ Sau dịch Covid, dịch bạch hầu đang bùng phát tại nhiều địa phương. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhé!
 
✴ Bệnh bạch hầu là gì?
 
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium Diphtheriae gây ra, chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc vì vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương đa cơ quan.
 
✴ Đường lây truyền bệnh
 
Bạch hầu lây truyền qua 2 con đường chính:
  • Trực tiếp từ người sang người, thường qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi.
  • Gián tiếp do chạm vào vết loét hoặc vết thương da nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm bệnh.

✴ Đối tượng mắc bệnh
 
  • Trẻ em và người lớn không được tiêm vaccine bạch hầu.
  • Người sống trong điều kiện đông đúc hoặc không đảm bảo vệ sinh.
  • Bất cứ ai đi du lịch đến khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu.

✴ Khả năng lây nhiễm
 
Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, nếu bệnh nhân không được điều trị có thể gây phát tán vi khuẩn trong vòng 2 tuần, thậm chí có thể đến 4 tuần.
 
 
✴ Nguồn truyền nhiễm

Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn.
 
✴ Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu?
 
Khi vi khuẩn gây bệnh bạch hầu xâm nhập vào hệ hô hấp có thể gây ra các triệu chứng như:
  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Sốt
  • Sưng hạch ở cổ
  • Vi khuẩn cũng có thể gây nhiễm trùng da hoặc lở, loét
Trong vòng 2 đến 3 ngày, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở và khó nuốt, do giả mạc tràn ra đến các mô mũi, amidan, thanh quản và cổ họng. Các chất độc khi được hấp thụ vào máu có thể gây tổn thương tim, thận và hệ thần kinh.
 
✴ Biến chứng nguy hiểm
 
Các biến chứng do bệnh bạch hầu đường hô hấp gây ra có thể bao gồm:
  • Tắc nghẽn đường hô hấp
  • Tổn thương cơ tim (viêm cơ tim)
  • Tổn thương thần kinh (bệnh đa dây thần kinh)
  • Mất khả năng di chuyển (tê liệt)
  • Suy thận
Đối với một số trường hợp, bạch hầu hô hấp có thể dẫn đến tử vong. Tỉ lệ tử vong khi tiếp nhận điều trị là 10%, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.
 
✴ Bệnh bạch hầu có chữa được không?
 
Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu.Tuy nhiên trong giai đoạn tiến triển, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh bạch hầu thường sẽ không có khả năng lây lan sau khi bệnh nhân đã điều trị kháng sinh được 48 giờ và thường được cách ly cho đến khi bệnh không còn khả năng lây sang người khác.
 
✴ Phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng cách nào?
 
Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng biện pháp tiêm phòng. Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được phối hợp trong vaccine 3 trong 1 (Adacel...), 4 trong 1 (Tetraxim...), 5 trong 1 (Pentaxim hay Quinvaxem...) hoặc 6 trong 1 (Hexaxim, Infanrix Hexa...).
 
✴ Người tiêm phòng rồi có nguy cơ bị bệnh bạch hầu hay không?
 
Sau khi được tiêm chủng đầy đủ, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ bản thân khỏi bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp nếu sức đề kháng không tốt sau khi tiêm phòng, cơ thể sẽ không tạo đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu.
 
👉 Bố mẹ đã cho con tiêm ngừa vaccine bệnh bạch hầu chưa? Hãy kiểm tra ngay sổ tiêm chủng của bé để đảm bảo bé đã tiêm đủ mũi, đúng lịch cho bé tương lai khỏe mạnh nhé!
-------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH:
☎️ Hotline: (028) 3910 9999 
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 29/04/2024

    KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN - NỀN TẢNG CHO CUỘC SỐNG LỨA ĐÔI HẠNH PHÚC

  • 26/04/2024

    THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 NĂM 2024​

  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với gần 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Trần Võ

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Trần Võ với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, được đào tạo chuyên môn bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ CKI tại Đại Học Y Dược TP.HCM và hoàn thành nhiều bằng cấp chứng chỉ đào tạo liên tục tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện tại Bác sĩ Trần Võ đang giữ vai trò bác sĩ Nhi & Sơ sinh - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm